NGÀNH CÔNG NGHIỆP BAO BÌ Ở VIỆT NAM – GÓC NHÌN TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ
(English below)
Tổng quan thực trạng phát triển ngành công nghiệp bao bì
Theo các chuyên gia tại Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2024, ngành công nghiệp bao bì của Việt Nam đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng dự kiến từ 15-20% trong thời điểm 5 năm tới, được đánh giá thuộc nhóm ngành tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Ngoài ra, theo Hiệp hội Bao bì Việt Nam, cho tới năm 2024, Việt Nam có khoảng 14.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành bao bì, chia thành nhiều phân khúc khác nhau như giấy và bìa cứng, nhựa, kim loại, thủy tinh, gỗ, dệt may và các vật liệu phù hợp khác như xốp, da...
Số liệu do Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc công bố cũng cho thấy, quy mô thị trường bao bì giấy Việt Nam ước tính đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến đạt 4,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 9,73% trong giai đoạn 2024-2029. Thị trường bao bì nhựa tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 10,07 triệu tấn vào năm 2023 lên 15,09 triệu tấn vào năm 2028, đạt tốc độ CAGR ấn tượng là 8,44%.
Thực tế, ngành công nghiệp bao bì, giống như nhiều ngành khác, cũng đã phải đối mặt với một loạt thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Sản xuất công nghiệp giảm nhẹ, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 0,4% trong 8 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm bao bì cũng giảm xuống còn 63,1% so với cùng kỳ năm 2022 trong nửa đầu năm 2023. Bên cạnh đó, một phần đáng kể nguyên liệu sản xuất bao bì tại Việt Nam phải nhập khẩu, dẫn đến chi phí đầu vào cao và biến động. Sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu đặt ra thách thức trong việc duy trì sản xuất tiết kiệm chi phí.
Triển vọng và cơ hội phát triển ngành công nghiệp bao bì
Bất chấp một số thách thức như trên, ngành này với vai trò là một ngành phụ trợ quan trọng cho hoạt động sản xuất ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đáng kể, theo kỳ vọng phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới, sự bùng nổ của thương mại điện tử, xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam, cũng như gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) có lợi trong năm 2024, như giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm bao bì. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục áp dụng những tiến bộ công nghệ để nâng cao chất lượng bao bì, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt tại các thị trường xuất khẩu hàng đầu cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bao bì nâng cao chất lượng sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. Đầu tư chiến lược này đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức cạnh tranh và phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
PACKAGING INDUSTRY IN VIETNAM – POTENTIAL PERSPECTIVES AND INVESTMENT PROSPECTS
Overview of the development of the packaging industry
According to experts at the 17th International Exhibition on Packaging Processing and Packaging Technology in Vietnam - ProPak Vietnam 2024, Vietnam's packaging industry is booming with an expected growth rate of 15-20% in the next five years. It is considered to be among the fastest-growing industries in Vietnam. In addition, according to the Vietnam Packaging Association, by 2024, Vietnam will have about 14,000 enterprises operating in the packaging industry, divided into many different segments such as paper and cardboard, plastic, metal, glass, wood, textiles, and other suitable materials such as foam and leather.
Data published by the world's leading market research organization Mordor Intelligence Inc. also shows that the size of Vietnam's paper packaging market is estimated at 2.6 billion USD in 2024 and is expected to reach 4.14 billion USD by 2029, growing at a CAGR of 9.73% from 2024 to 2029. The plastic packaging market in Vietnam is predicted to grow from 10.07 million tons in 2023 to 15.09 million tons by 2028, registering an impressive CAGR of 8.44%.
In fact, the packaging industry, like many others, has also faced a series of challenges amid the global economic downturn. Industrial production decreased slightly; the index of industrial production (IIP) decreased by 0.4% in the first eight months of 2023 compared to the same period in 2022. Import and export turnover of packaging products also decreased to 63.1% of the same period in 2022 in the first half of 2023. In addition, a significant part of packaging production materials in Vietnam must be imported, leading to high and volatile input costs. The dependence on imported raw materials poses a challenge in maintaining cost-effective production.
Prospects and Opportunities for the Development of the Packaging Industry
Despite some of the above challenges, this industry, as an important auxiliary industry for manufacturing activities in Vietnam, is expected to grow significantly. This expectation is due to the anticipated economic recovery and development in the coming time, the boom of e-commerce, the trend of shifting supply chains to Vietnam, as well as increasing import and export turnover thanks to beneficial free trade agreements (FTAs) in 2024, such as reducing import taxes on packaging products. In addition, the need for Vietnamese businesses to continue to apply technological advances to improve packaging quality and ensure compliance with strict food hygiene and safety standards in leading export markets is also an opportunity for businesses in the packaging industry to improve product quality and dominate the market. This strategic investment plays a key role in maintaining competitiveness and conformity with international quality standards.
please authorize