TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ GTGT (VAT)
(English below)
Thuế Giá trị gia tăng hay VAT (Value-Added Tax) là một nguồn thu ngân sách nhà nước quan trọng ở nhiều nước do phạm vi điều tiết rộng, ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Quyết định giảm thuế VAT có thể có những tác động sâu rộng trên nền kinh tế và thị trường tài chính.
Hiểu về việc giảm thuế VAT
VAT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Việc giảm thuế VAT về 8% như giai đoạn hiện nay ở Việt Nam giúp chính phủ đạt được nhiều mục tiêu kinh tế khác nhau, bao gồm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp và khuyến khích tăng trưởng kinh tế…
Kích cầu tiêu tiêu dùng
Một trong những tác động ngay lập tức của việc giảm thuế VAT là tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân. Người dân chính là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ chính sách giảm thuế GTGT. Việc giảm thuế VAT khiến giá thành hàng hóa và dịch vụ giảm, góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân, từ đó kích cầu tiêu dùng trong nền kinh tế.
Năm 2023, ngay từ tháng đầu tiên sau khi áp dụng chính sách (tháng 7/2023), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2023 tăng 1,1% so với tháng 6/2023 (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước); tháng 8/2023 tăng 0,9% so với tháng 7/2023 (tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước) và tháng 9 tăng 2,4% so với tháng 8/2023 (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước) (theo Tổng cục Thống kê).
Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Việc giảm mức thuế GTGT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm với những sản phẩm đầu ra không chịu thuế GTGT. Điều này có thể giúp sản phẩm của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tăng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp…
Động lực thị trường tài chính
Thị trường tài chính rất nhạy cảm với những thay đổi trong cơ cấu giá sản phẩm bao gồm thuế VAT vì chúng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty và mẫu hình chi tiêu của người tiêu dùng. Chẳng hạn, thị trường chứng khoán có thể phản ứng tích cực với việc giảm thuế VAT, dựa trên kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp tăng và tăng trưởng kinh tế. Giá cổ phiếu các công ty trong các ngành hàng thuộc đối tượng giảm thuế có thể tăng cao hơn khi các nhà đầu tư dự đoán hiệu quả tài chính cải thiện. Việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đã tiết kiệm cho người tiêu dùng được 2% trên tổng giá hàng hóa họ chi tiêu, hay phần cung tiền tương ứng 2% trên tổng mức bán lẻ và tiêu dùng trong nền kinh tế không bị đưa vào ngân sách mà luân chuyển ở bên ngoài và có thể tham gia vào thị trường tài chính.
Về mặt ngắn hạn, thuế GTGT giảm thì người tiêu dùng có quyền đòi hỏi được sử dụng hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ hơn, các doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh giảm trực tiếp vào giá bán hàng. Đây chính là yếu tố giúp giảm áp lực tăng giá hàng hóa dịch vụ, từ đó giúp hạn chế lạm phát. Tuy nhiên, về mặt trung và dài hạn, khi chi tiêu tiêu dùng gia tăng dẫn đến sức cầu tiêu dùng gia tăng cùng với sự phục hồi kinh tế, điều này có thể tác động trở lại làm cho giá cả hàng hóa tăng lên, từ đó áp lực lạm phát tăng. Lãi suất trái phiếu có thể tăng khi các nhà đầu tư yêu cầu lợi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro lạm phát.
Thu ngân sách và chính sách tài khóa của chính phủ
Mặc dù giảm thuế VAT có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, việc giảm thuế VAT quá lâu có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của chính phủ. VAT là một nguồn thu quan trọng cho chính phủ, từ đó, chính phủ có tài trợ cho các dịch vụ công, các dự án hạ tầng và các chương trình phúc lợi xã hội. Giảm thuế GTGT 2% trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến số giảm thu NSNN khoảng 4,175 nghìn tỷ/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Việc giảm thuế VAT có nghĩa là nguồn thu ngân sách của chính phủ giảm, kéo theo nhiều thủ tục khác như thẩm tra lại, tính toán lại, Quốc hội phải điều chỉnh ngân sách.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi áp dụng giảm thuế VAT trong thời gian quá dài, việc áp dụng giảm thuế VAT một cách phù hợp không làm giảm thu ngân sách mà trái lại trong dài hạn ngân sách tăng, GDP tăng, thặng dư thương mại và quan trọng nhất là phúc lợi hộ gia đình tăng mạnh. Lý do là thu từ thuế VAT giảm nhưng phần trăm giảm thấp, trong khi thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp tăng do doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng được lợi nhuận.
Chính vì những tác động phức tạp, Chính phủ cần cân nhắc một cách cẩn thận sự cân bằng giữa kích thích ngắn hạn do giảm thuế VAT với sự bền vững tài khóa dài hạn, từ đó đưa ra những chính sách hợp lý.
Value-Added Tax (VAT) is a significant revenue source for governments worldwide, affecting both consumers and businesses due to its large scope of taxable objects. The decision to reduce VAT can have profound implications for the economy and financial markets.
Understanding the Reduction of VAT
VAT is a tax levied on the value added to goods and services at each stage of production and distribution. Reducing VAT rate from 10% to 8% as currently applied in Vietnam aims to achieve various economic objectives, including stimulating consumer demand, promoting business investment, and encouraging economic growth...
Stimulating Consumer Demand
One of the immediate impacts of reducing VAT is its effect on consumer behavior. Consumers directly benefit from lower prices of goods and services due to the VAT reduction. This reduction reduces the cost of living for consumers, thereby stimulating consumer spending in the economy.
In 2023, starting from the first month after the policy was implemented (July 2023), the total retail sales of goods and revenue from consumer services in July 2023 increased by 1.1% compared to June 2023 (up 7.1% year-on-year); in August 2023, it increased by 0.9% compared to July 2023 (up 7.6% year-on-year); and in September, it increased by 2.4% compared to August 2023 (up 7.5% year-on-year) (according to General Statistics Office).
Boosting Business Production
Reducing VAT can lower production costs for the goods non-subject to VAT and the prices of goods accordingly. This can enhance the competitiveness of products, increase consumption of goods and services, expand business production, and improve business profitability. It also contributes to job creation, reducing unemployment rates…
Financial Market Dynamics.
The financial market is highly sensitive to changes in price components including VAT due to their impact on company profits and consumer spending patterns. For instance, the stock market may react positively to a reduction in VAT, anticipating increased corporate profits and economic growth. Stock prices of companies in sectors benefiting from VAT cuts could rise as investors predict improved financial performance. The reduction of the VAT rate from 10% to 8% has saved consumers 2% on the total price of the goods they spend money on. This 2% on the total retail sales and consumption in the economy is not collected to the state budget, but instead circulates outside the budget and can participate in the financial market.
In the short term, a reduction in VAT allows consumers to demand goods and services at lower prices, as businesses may directly adjust their selling prices downwards. This helps alleviate pressure on inflation by curbing price increases. However, in the medium to long term, increased consumer spending leads to higher demand, which can drive up commodity prices and subsequently increase inflationary pressures. Bond yields may rise as investors demand higher returns to compensate for inflation risks.
Government Budget and Fiscal Policy.
Although reducing VAT can stimulate economic growth, prolonged VAT reduction directly impacts government revenue. VAT is a significant revenue source for the government, funding public services, infrastructure projects, and social welfare programs. Reducing VAT means reducing government budget revenue, leading to additional procedures such as reassessment and recalculations, requiring parliamentary budget adjustments. Value Added Tax (VAT) will be reduced by 2% from January 1, 2024, until June 30, 2024, the Ministry of Finance announced. It is estimated that this reduction will result in a decrease in state budget revenue of approximately 4,175 trillion VND per month. If applied throughout the first six months of 2024, this would amount to around 25 trillion VND.
However, this applies only when VAT reduction is prolonged. Appropriate VAT reduction does not decrease budget revenue; instead, it can increase long-term budget, GDP, trade surplus, and most importantly, significantly enhance household welfare. This is because while VAT revenue decreases, the reduction percentage is low, whereas revenue from corporate income tax increases due to business cost savings and profit increases.
Due to these complex impacts, the government needs to carefully balance short-term stimulus from VAT reduction with long-term fiscal sustainability, thereby formulating sound policies.
please authorize