[Financial Discussion] Giá vàng và Mối liên hệ với một số biến số kinh tế - Có thể bạn chưa biết? Gold prices and their relations with selected variables - Have you known it yet?
[Financial Discussion] Giá vàng và Mối liên hệ với một số biến số kinh tế - Có thể bạn chưa biết? Gold prices and their relations with selected variables - Have you known it yet?
Nhận cập nhật phân tích và bản tin qua email (Receive our analysis and newsletter straight by email)
(English below)
Thời gian gần đây, giá vàng liên tục lập đỉnh đã trở thành chủ đề vô cùng nóng. Theo Báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý 1 năm 2024, tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,238 tấn, đánh dấu quý 1 tăng mạnh nhất kể từ năm 2016. Việt Nam ghi nhận nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tăng 12%, với tổng nhu cầu tiêu dùng tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc giá vàng gần đây tăng phi mã “có vẻ” như là một điều dễ hiểu vì theo quan điểm chung vàng vốn được xem là một nơi trú ẩn an toàn mà hiện nay, môi trường địa chính trị đang vô cùng căng thẳng, triển vọng của nền kinh tế toàn cầu còn mơ hồ, cùng với đó, quan điểm hiện nay là giá vàng còn tăng đã khiến lượng cầu của vàng tăng đột biến.
Thị trường vàng vốn dĩ vô cùng phức tạp và không phải lúc nào cũng minh bạch. Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường như nhiều nước khác, thị trường vàng cũng như các kênh đầu tư khác đa phần vẫn nằm dưới sự điều tiếtcủa Nhà nước, do đó mối liên hệ giữa giá vàng và thị trường khác theo nguyên lý thị trường đơn thuần đôi khi khó rõ ràng, chủ yếu nằm ở thói quen đầu tư của các nhà đầu tư và chính sách của Chính phủ. Vậy, liệu chúng ta đã có nhìn nhận đầy đủ về mối liên hệ giữa loại tài sản được xem là một trong những kênh lưu trữ giá trị cổ xưa nhất và một số biến số trong nền kinh tế?
Giá vàng và USD
Phần lớn chúng ta đều nghĩ, vàng và tiền tệ, đặc biệt là USD có mối tương quan nghịch, tức khi đồng đô la Mỹ mạnh lên thì giá vàng sẽ giảm xuống và ngược lại. Lý do giải thích cho việc này phổ biến nhất là khi lãi suất thị trường tăng cao hơn, chẳng hạn như lãi suất đồng đô la Mỹ cao hơn, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào đó nhiều hơn dẫn đến giá vàng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, sự thật là giá vàng và đồng bạc xanh không phải lúc nào cũng chuyển động ngược chiều với nhau. Đã có những thời điểm, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu khi mà các nhà đầu tư trên thị trường forex xem cả hailoại tài sản này đều là “kênh trú bão” so với nhiều loại tài sản khác nên vàng và đồng đô la đã tăng giá cùng nhau. Hơn nữa, việc USD tăng giá trong thời gian vừa qua do chính sách duy trì mức lãi suất cao của Mỹ để bình ổn lạm phát trong nội tại nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia, trong thời kỳ USD tăng giá, các ngân hàng trung ương có xu hướng tăng cả dự trữ vàng để tránh phụ thuộc vào đồng bạc xanh và chính sách vĩ mô của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngoài ra, giá vàng có xu hướng tăng trong thời gian này do một phần kỳ vọng vào triển vọng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất khi lạm phát khả quan hơn trong năm nay. Hơn nữa, giá của vàng không chỉ chịu ảnh hưởng duy nhất bởi đồng đô la mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ mạnh yếu của nền kinh tế và nhu cầu mua kim loại quý trên toàn thế giới, các hành động của ngân hàng trung ương cũng làm phức tạp thêm mối quan hệ của hai loại tài sản này. Chính vì vậy mối tương quan nghịch biến của giá vàng và USD vẫn có những ngoại lệ trong một số thời điểm.
Giá vàng và thị trường chứng khoán
Ở nước ta hiện nay, vàng chưa phải là một kênh đầu tư lớn, mà vàng chủ yếu được coi là phương tiện cất trữ giá trị. Nguyên nhân giá vàng trong nước tăng mạnh chủ yếu là do vàng thế giới tăng. Việc vàng tăng giá mạnh có thể tác động đến thị trường chứng khoán, tạo động cơ cho nhà đầu tư rút tiền từ thị trường chứng khoán mang đi đầu cơ vàng. Tuy nhiên mức ảnh hưởng này trên thực tế chưa quá lớn, nếu nhìn vào biểu đồ dưới đây, ta có thể thấy giá vàng và chỉ số VN-Index biến động chưa có sự liên quan chặt chẽ.
Giá dầu và vàng
Biểu đồ trên thể hiện giá dầu và giá vàng từ năm 1968 đến năm 2015. Mặc dù giá dầu biến động nhiều hơn, những nhìn chung cả giá cả hai mặt hàng này có xu hướng biến động song song nhau. Vậy đây là sự ngẫu nhiên hay chúng có tác động tới nhau? Một lý thuyết phổ biến cho rằng mối liên hệ giữa hai mặt hàng này phụ thuộc vào sự gia tăng của lạm phát. Theo quan điểm này, sự gia tăng giá dầu thường ảnh hưởng đến lạm phát, do đó làm tăng nhu cầu tích trữ vàng để nhằm chống lại lạm phát.
THAM KHẢO CÁC KHÓA HỌC VỀ TÀI CHÍNH CỦA CHÚNG TÔI
Recently, gold prices reaching consecutive highs have become an intensely discussed topic. According to the World Gold Council's Gold Demand Trends report for Q1 2024, global gold demand (including purchases from the over-the-counter market) increased by 3% compared to the same period last year, reaching 1.238 tons, marking the strongest Q1 growth since 2016. Vietnam noted a 12% increase in investment demand for gold bars and coins, with total consumer demand rising by 6% compared to the same period last year.
The recent meteoric rise in gold prices "seems" understandable because, generally, gold is viewed as a safe haven asset amidst a highly tense geopolitical environment and uncertain global economic prospects. Furthermore, the current perception that gold prices are likely to continue rising has caused a surge in gold demand.
The gold market is inherently complex and not always transparent. Vietnam's economy is not yet fully regarded as a market economy, and the gold market, like other investment channels, remains largely under state control. Therefore, understanding the impact of gold prices on other markets becomes increasingly ambiguous, mainly influenced by investor habits and government policies. So, have we possibly well understood the comprehensive impacts of this asset class, considered one of the oldest stores of value on economic factors?
Gold and USD
Most of us believe that gold and currency, especially the USD, have an inverse relationship, meaning when the US dollar strengthens, gold prices decrease, and vice versa. The most common explanation for this is when market interest rates rise, such as higher US dollar interest rates, investors tend to allocate more funds there, leading to a decrease in gold prices and vice versa. However, the truth is that gold and the greenback do not always move in opposite directions. There have been times, especially during global economic crises, when both assets are seen as safe havens by forex market investors, causing gold and the US dollar to rise together. Furthermore, the recent appreciation of the USD is due to US policies aimed at maintaining high interest rates to stabilize domestic inflation. However, during periods of USD appreciation, many central banks tend to increase their gold reserves to reduce dependence on the greenback and the macroeconomic policies of the world's largest economy. Additionally, gold prices are expected to increase during this period partly due to expectations that the US will cut interest rates as inflation becomes more manageable this year. Moreover, the price of gold is influenced not only by the US dollar but also by various other factors such as the strength of the economy and global demand for precious metals. Actions taken by central banks further complicate the relationship between these two assets, which is why the inverse correlation between gold prices and the USD still has exceptions in certain periods.
Gold Prices and Stock Market
In our country today, gold is not yet a major investment channel; rather, gold is primarily seen as a means of storing value. The main reason for the strong increase in domestic gold prices is primarily due to global increases in gold prices. The significant rise in gold prices can impact the stock market, motivating investors to withdraw funds from the stock market and speculate in gold. However, this influence, in reality, is not substantial. Looking at the chart below, we can see that the fluctuations in gold prices and the VN-Index show no closely related pattern.
Oil Prices and Gold Prices
The chart above depicts oil and gold prices from 1968 to 2015. Despite oil prices being more volatile, generally, the prices of both commodities tend to move in parallel. So, is this randomness or do they influence each other? A popular theory suggests that the relationship between these two commodities depends on inflation development. According to this view, the increase in oil prices often affects inflation, thereby increasing the demand for gold as a hedge against inflation.
FINANCE CAREER
APTITUDE TEST
please authorize